Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, điều đầu tiên cần làm là khắc dấu doanh nghiệp. Vậy dấu doanh nghiệp là gì và thủ tục khắc dấu doanh nghiệp có phức tạp không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau:
1. Dấu doanh nghiệp là gì?
Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về con dấu doanh nghiệp như sau:
– Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
– Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.
– Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.
Theo đó, dấu doanh nghiệp bao gồm dấu dấu được làm tại cơ sở khắc dấu được sử dụng để đóng dấu các tài liệu quan trọng của doanh nghiệp hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số.
Đối với hình thức dấu doanh nghiệp làm tại cơ sở khắc dấu (dấu tròn doanh nghiệp), doanh nghiệp có thể tự liên hệ với cơ sở khắc dấu uy tín và tự quyết định nội dung, hình thức của dấu. Thông thường dấu doanh nghiệp có hình tròn và bao gồm các thông tin tên, địa chỉ, mã số thuế công ty. Sau đây là một số mẫu dấu tròn doanh nghiệp:

Tuy nhiên, doanh nghiệp cần chú ý không được sử dụng những hình ảnh, từ ngữ, ký hiệu sau đây trong nội dung hoặc làm hình thức mẫu con dấu:
- Quốc kỳ, Quốc huy, Đảng kỳ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Hình ảnh, biểu tượng, tên của nhà nước, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp.
- Từ ngữ, ký hiệu và hình ảnh vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong, mỹ tục của dân tộc Việt Nam.
2. Thủ tục làm dấu doanh nghiệp
Doanh nghiệp được quyền quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp có nhu cầu chỉ cần liên hệ đến cơ sở khắc dấu để làm con dấu.
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020, sau khi khắc dấu doanh nghiệp không cần thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu lên cơ quan đăng ký kinh doanh mà có thể trực tiếp sử dụng dấu.

3. Quy trình làm dấu doanh nghiệp tại Blue
Bước 1: Quý khách liên hệ gửi thông tin và giấy tờ cho chúng tôi qua hotline hoặc qua trang web, facebook, zalo. Các giấy tờ cần cung cấp bao gồm
- Giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp
- CMND/CCCD của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Bước 2: Tiếp nhận, xử lý thông tin, đối chiếu với nhu cầu sử dụng thực tế chúng tôi sẽ tư vấn đến quý khách loại dấu và thiết kế con dấu phù hợp.
Bước 3: Tiến hành khắc dấu, quá trình thực hiện trên dây chuyền công nghệ tiên tiến.
Bước 4: Kiểm tra con dấu và vận chuyển con dấu đến địa chỉ của khách hàng.
Luật doanh nghiệp 2020 đã nới lỏng các quy định về làm dấu, quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu giúp cho các doanh nghiệp thuận tiện hơn trong quá trình hoạt động. Quý khách có nhu cầu hãy liên hệ với Khắc dấu Blue Để sở hữu con dấu tròn doanh nghiệp đẹp, chất lượng và bền bỉ.