
Tìm hiểu về dấu chữ ký
Dấu chữ ký là con dấu mô phỏng chữ ký thật của cá nhân, được sử dụng để đóng trên các văn bản, giấy tờ thay cho chữ ký tươi của chủ sở hữu. Khách hàng có thể làm con dấu chữ ký riêng hoặc dấu chữ ký kèm theo họ tên, chức danh tùy theo yêu cầu, kích thước thông dụng của dấu là 22 x 58mm, 42 x 42 mm, 50 x 30 mm.
Quy trình khắc dấu chữ ký tại Khắc dấu Blue
Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng. Dấu chữ ký không có một quy định pháp luật nào điều chỉnh cụ thể nên việc khắc dấu rất đơn giản. Khách hàng có thể đến trực tiếp cửa hàng hoặc gửi hình ảnh chữ ký tươi và kích thước chữ ký cần khắc thông qua điện thoại, zalo, facebook… Đội ngũ kỹ thuật sẽ đảm bảo con dấu được mô phỏng chính xác chữ ký thật vừa có kích thước phù hợp đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng.
Bước 2: Sau khi bản mẫu dấu đã được khách hàng thông qua, kỹ thuật viên tiến hành khắc con dấu
Bước 3: Hoàn thiện, kiểm tra, đóng gói sản phẩm và giao hàng tận nơi
Bước 4: Hướng dẫn sử dụng sản phầm một cách bền nhất, tốt nhất cho khách hàng
Sử dụng dấu chữ ký để đóng lên văn bản như thế nào?

Nhiều khách hàng phân vân về việc có thể sử dụng chữ ký để đóng lên văn bản nào, có thể đóng trên hợp đồng không? Hiện nay, pháp luật không cấm việc đóng dấu chữ ký lên hợp đồng.. Tuy nhiên, dựa trên tinh thần chung của pháp luật dân sự có thể hiểu rằng bản thân con dấu chữ ký không có giá trị pháp lý và không thể hiện được ý chí đồng ý, chấp thuận của người có chữ ký được đóng dấu trên các văn bản, tài liệu, chứng từ bởi người quản lý con dấu có thể là người có chữ ký được khắc hoặc người khác được giao giữ dấu. Vì vậy, bạn không nên sử dụng dấu chữ ký để đóng lên các hợp đồng, giấy tờ giao dịch với khách hàng. Dấu chữ ký thường chỉ được đóng lên các tài liệu văn bản lưu hành nội bộ.
Trong một số lĩnh vực chuyên ngành cần bảo đảm sự chặt chẽ như kế toán và thuế, Luật Kế toán 2015 và các văn bản hướng dẫn của cơ quan chức năng đều quy định rất rõ rằng: “Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ”, “Không được ký chứng từ kế toán bằng mực màu đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn”.
Khi cần ký các giấy tờ, hóa đơn, chứng từ… trong lĩnh vực kế toán, thuế, người có thẩm quyền phải ký chữ ký tươi. Nếu đóng dấu chữ ký khắc sẵn trên chứng từ kế toán có thể bị phạt tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đồng (điểm d khoản 1 Điều 8 Nghị định 41/2018/NĐ-CP).
Tổng Cục thuế cũng đã từng ban hành Công văn 2826/TCT-PCCS ngày 09-08-2006 giải đáp về việc sử dụng chữ ký khắc trên các chứng từ kế toán, văn bản giao dịch. Tại văn bản này quy định rõ: “Các hoá đơn, chứng từ kế toán, tờ khai thuế và văn bản giao dịch khác do cơ sở kinh doanh gửi đến cơ quan thuế mà người ký văn bản đúng thẩm quyền nhưng sử dụng chữ ký khắc thì cũng không được coi là hoá đơn, chứng từ kế toán và văn bản giao dịch hợp pháp”.
Như vậy, dấu chữ ký chỉ được sử dụng trong các văn bản nội bộ của công ty hoặc trong giao dịch với khách hàng nếu có sự đồng ý của các bên. Đối với các văn bản, giấy tờ làm việc với ngân hàng, cơ quan nhà nước, quý khách không sử dụng dấu chữ ký để đóng lên các văn bản, giấy tờ này.