Con dấu doanh nghiệp là công cụ mà doanh nghiệp sử dụng đóng lên các văn bản, giấy tờ của doanh nghiệp, nhằm khẳng định giá trị pháp lý của các tài liệu đó. Con dấu doanh nghiệp là dấu hiệu đặc biệt, không trùng lặp, nhằm phân biệt giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Trong công việc hành chính, con dấu doanh nghiệp có thể sử dụng bởi nhiều người như chủ sở hữu, giám đốc, kế toán… dẫn đến khó khăn trong việc quản lý con dấu. Khi đó, nhiều doanh nghiệp có nhu cầu làm thêm con dấu doanh nghiệp để sử dụng.
Vậy doanh nghiệp có được phép làm thêm dấu công ty không và thủ tục làm thêm dấu thế nào? Hãy đọc bài viết sau đây của chúng tôi nắm bắt được những thông tin cần thiết:

1. Có được làm thêm dấu công ty không?
Trước đây, theo Luật doanh nghiệp 2014 quy định doanh nghiệp được phép có nhiều hơn một con dấu công ty nhưng khi thay đổi số lượng con dấu (bỏ bớt hoặc làm thêm) phải thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Tuy nhiên, tại Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về dấu của doanh nghiệp như sau:
“1. Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
2. Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.
3. Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.”
Theo đó, kể từ ngày 01/01/2021 khi Luật doanh nghiệp 2020 có hiệu lực, doanh nghiệp có quyền tự quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp có thể làm nhiều con dấu để sử dụng.

2. Thủ tục làm thêm dấu doanh nghiệp
Như đã phân tích ở trên, những quy định về con dấu doanh nghiệp trong quá trình sử dụng, thay đổi, huỷ bỏ mẫu dấu đã được bãi bỏ. Doanh nghiệp có quyền quyết định số lượng, việc sử dụng mẫu dấu trong doanh nghiệp mà không cần phải thực hiện trình tự, thủ tục nào liên quan đến việc khắc và thông báo sử dụng mẫu dấu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong quá trình hoạt động, Doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về vấn đề sử dụng con dấu, trường hợp có quy phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Khi có nhu cầu làm thêm dấu doanh nghiệp, doanh nghiệp chỉ cần thực hiện:
Bước 1: Liên hệ với cơ sở khắc dấu uy tín và gửi thông tin cần thực hiện khắc dấu
Các giấy tờ cần cung cấp để làm dấu công ty như sau:
- Giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp
- CMND/CCCD của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Bước 2: Lựa chọn dấu và mẫu dấu phù hợp với nhu cầu. Thông thường, dấu doanh nghiệp có hình tròn, kích thước 36x36mm, 38x38mm, sử dụng mực màu đỏ. Ngoài những nội dung cơ bản trên, doanh nghiệp có thể thêm logo, slogan hay những nội dung khác theo nhu cầu.
Bước 3: Tiến hành khắc dấu, quá trình thực hiện trên dây chuyền công nghệ tiên tiến.
Bước 4: Khách nhận hàng và kiểm tra sự hoàn thiện của con dấu
Khắc dấu Blue chuyên cung cấp dịch vụ khắc dấu cho doanh nghiệp như dấu tròn, dấu tên, dấu chức danh, đấu logo, dấu mã số thuế, dấu hoàn công…theo yêu cầu. Liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline 0989.347.858 – 0944.245.786 để có con dấu ưng ý nhất.